Chuyện cáp quang và nước Lào
(Bài này viết nháp từ hồi đứt cable lần 1, tới giờ ai ngờ đứt lần 2 sẵn publish luôn)
Thỉnh thoảng báo đài trong nước (và cư dân mạng) lại đưa tin về các sự cố của các đường cáp quang biển, gây ra trước hết là giảm băng thông quốc tế, giảm tốc độ internet, từ đó kéo theo một loạt các ảnh hưởng khác về kinh tế, văn hóa, xã hội… Mấy hôm nay, đến hẹn lại lên, đường cáp biển AAG (Asia-America Gateway) gặp sự cố và chưa biết nguyên nhân. Điều nầy gây ra biết bao cản trở trong công việc cũng như giải trí của phần lớn dân cư mạng Vietnam. Bỗng nhiên, lại nhớ tới các người bạn Laos của mình. Không biết các bạn ấy có bị ảnh hưởng không, không biết các bạn ấy có kêu ca hôm nay sao internet chậm quá, không xem được vlog mới của CS Lệ Rơi được
Các quốc gia không giáp biển kết nối với thế giới như thế nào?
Các quốc gia không giáp biển trên thế giới tính tới năm 2011 có khoảng gần 45 nước. Và 90% là các nước đang phát triển. Sự bất lợi của các nước nầy so với các nước có biển là điều quá dễ thấy. Không biển, khó phát triển ngư nghiệp, hàng hoá, giao thương đắt đỏ. Hoặc chỉ đơn giản là không có chỗ giải trí, giao lưu, thư giãn (Hãy nhắm mắt và tưởng tượng mình đang nằm trên võng, dưới 1 bóng dừa, sóng biển đập rì rào vào bờ cát trắng, trên tay có ly cocktail mát lạnh, xa xa các cô vận bikini đang nô đùa trong ánh dương chiếu lấp lánh xuống từng gợn sóng biển)
Tự nghĩ nếu mình quốc tịch của nước này, thì chắc phải buồn chán tới chết vì mỗi lần muốn tắm biển, phơi nắng, phải lấy passeport ra, chạy qua nước khác tắm. Vừa tốn tiền vừa mệt… Nói chung, một trong các lợi ích của việc không giáp biển chắc chỉ là không bao giờ có bất động về các vấn đề trên biển : Bạn sẽ không bao giờ đọc được bài báo nào nói về Trung Quốc đang xây dựng dàn khoang Hải Dưới 982 trên hải phần của Laos cả (!)
Nói về AAG, đây là đường cáp biến kết nối ĐNÁ và Mỹ. Nhiệm vụ của nó là bảo đảm một tốc độ kết nối nhanh từ VN ra nước ngoài (và ngược lại ?) Do vậy, nếu mình nói do đứt cable quang biển, tốc độ truy cập các trang web nước ngoài bị giảm là đúng, vậy thì ở bên Lao, tốc độ truy cập có bị giảm so với mấy ngày trước không ?
Tạm quên đi nước Lao thân yêu, chúng ta nhìn một góc nhìn tổng quan hơn về các QGKGB. Cac QG nầy, cũng như bao QG khac, cũng có cơ sở hạ tầng về truyền thông cơ bản. Họ có mang di động, họ có 3G, họ có cable dây. Như vậy, để kết nối với thế giới, họ có các cách kể trên. Chỉ khác biệt duy nhất, họ kết nối thông qua một quốc gia khác nhờ vào cáp quang lục địa. Trong khi cable biến kết nối các quốc gia, và các châu lục với nhau, thì cable quang lục địa kéo dài việc kết nối này cho các quốc gia không có biển, hoặc dùng để cung cấp internet cho 1 quốc gia (giữa các trung tâm lớn trong quốc gia đó). Đương nhiên là họ còn có nhiều giải pháp hơn, nhưng để trả lời các câu hỏi về kinh phí, dịch vụ, bảo trì, giải pháp sử dụng cable quang luc địa được xem như là giải pháp tối ưu. Thậm chí, hiện tại có nhiều projet đưa internet về các nước chậm phát triển nhất ở Phi châu.
Nước Lào có bị ảnh hưởng không khi VN bị đứt cáp quang biển?
Nêu ví von trái đất này là một quốc gia, thì các QGKGB xem như là các tỉnh/tp không giáp biển. Trong quốc gia Trái Đất đó đương nhiên là xài chung một hệ thống cable mạng rồi, và các bạn sẽ thấy rất bình thường khi tất cả mọi người từ nam ra bắc đều kêu ca tốc độ mạng không được bảo đảm khi bị đứt quang cable. Như vậy, cũng sẽ rất bình thường khi các bạn Laos yeu dấu kêu ca rằng tốc đó mang chậm quá khi cable quang biến bi đứt ở bên VN.
Nhắc lại rằng cable quang biển này kết nối các nước với nhau, và kết nối các châu lúc với nhau, vậy nên khi một vài anh ngư dân, lặn xuống biển để cưa cable quang bán lấy tiền, nghĩa là họ đang xâm hại tới lợi ích quốc tế (chứ không phải lợi ích của riêng Vietnam).
Cho các bạn nào cứ than thở cable đứt rồi, mạng chậm quá, ít nhất các bạn vẫn có thể lấy chân vịt, mặt nạ, kính lặn ra biển mà tắm, còn đỡ hơn ở một quốc gia xa xôi khác, họ không có biển để tắm, tốc độ internet của họ nằm trong tay của một vài ngư dân biển nghèo (hoặc vài-bộ-phận-không-phải-ngư-dân-và-không-nghèo).
Đang nhớ các cô xứ Ngàn Voi, hẹn ngày tái nạm !