Tại sao trên mặt đồng hồ, số bốn la mã được ghi là « IIII » thay vì « IV » ?
Cách đây vài năm, mình có thắc mắc câu hỏi này vì một lần tình cờ giơ tay lên xem giờ thấy số 4 bị viết sai thành « IIII » chứ không phải « IV ». Lúc đó trong bụng nói rằng thôi rồi cái đồng hồ này làm giả mà lộ quá. Tuy vậy sau đó mình bắt đầu để ý đa số đồng hồ khác (đương nhiên là đồng hồ kim + mặt số la mã mới có) đều như vậy cả. Hôm nay rãnh ngồi viết lại note này cho bà con đọc chơi cho vui trong cái nắng chói chang của muà hè oi ả này.
Tại sao trên mặt đồng hồ, số bốn la mã được ghi là « IIII » thay vì « IV » ?
Có khá nhiều lời lý giải cho cái số bốn la mã IIII này. Một trong số đó có thể là lời lý giải thuyết phục.
-
Đầu tiên : Số IIII tạo nên một sự đối xứng với số VIII ở bên nửa mặt đồng hồ còn lại (đều có 4 chữ số & số IV chỉ có 2 chữ số).
- Hồi xa xưa, người thợ làm ra 1 chiếc đồng hồ phải đúc từng số la mã rồi gắn lên mặt đồng hồ từ I tới XII. Về mặt toán học mà nói thì người thợ đồng hồ xài số IIII sẽ giảm được công sức & thời gian nhiều hơn so với số IV. Tại sao ? Với số IIII, tổng số lượng chữ số trên mặt đồng hồ là 20 chữ I, bốn chữ V, & bốn chữ X. (Hình minh họa cạnh bên). Người thợ làm đồng hồ chỈ cần một cái khuôn đúc với 1 chữ V, 5 chữ I, & 1 chữ X và sau đó đúc 4 lần dòng chữ sau : VIIIIIX. Tiếp theo cắt số ra ghép vào mặt đồng hồ theo cách sau :
- V IIII IX = lấy được số 5, 4, 9
- VI II IIX = lấy được số 6, 2, 12 (lật ngược số IIX thành XII)
- VII III X = lấy được số 7, 3, 10
- VIII I IX = lấy được số 8, 1, 11 (lật ngược IX thành XI)
- Nếu xài số IV (thay vì IIII) thì ông thợ này phải cần 17 số I, 5 số V, 4 số X. Như vậy rõ ràng là rắc rối hơn nhiều.
-
Cũng hồi xưa, người ta tránh xài IV vì IV là 2 chữ đầu tiên trong chữ IVPITER (Jupiter trong tiếng La mã – Jupiter = thần Zeus – Zeus là tiếng Hy lạp), một vị Chúa mà người La mã thờ lúc bấy giờ, và đương nhiên không nên xài tên vua chúa tùy tiện.
-
Với IIII, trong 4 tiếng đầu tiên trên mặt đồng hồ, chỉ hiện diện chữ số « I ». 4 tiếng tiếp theo có mặt của chữ số « V », 4 tiếng cuối cùng có mặt của chữ số « X ». Một cách nào đó tạo nên sự đối xứng, cân bằng của mặt đồng hồ.
- Hoàng đế Pháp Louis XIV, thích chữ IIII hơn là IV, ra lệnh cho người thợ đồng không được làm chữ IV, chắc có lẽ vì thế mà tới bây giờ mặt đồng hồ vẫn còn ghi IIII thay vì IV.
Tuy nhiên, một số đồng hồ vẫn ghi IV chứ không phải IIII. Big Ben ở Luân đôn là một ví dụ điển hình.